Cơ cấu tổ chức Quân đội Nhân dân Quốc gia

Quân đội Nhân dân Quốc gia được chia thành bốn quân chủng như sau[2]:

  • Lục quân (Landstreitkräfte), quân số 108,000 quân, chia thành các sư đoàn như sau (phần trong ngoặc là nơi đóng sở chỉ huy):
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 1 (Potsdam-Eiche)
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 4 (Erfurt)
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 6 (Königswartha)
    • Sư đoàn Panzer 7 (Dresden)
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 8 (Schwerin)
    • Sư đoàn Panzer 9 (Eggesin)
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 10 (Ronneburg)
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 11 (Halle)
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 17 (Petersroda)
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 19 (Wulkow)
    • Sư đoàn Bộ binh cơ giới 20 (Bredenfelde)

Bộ Tư lệnh Lục quân đóng tại thành phố Geltow, gần Postdam.

  • Hải quân Nhân dân (Volksmarine), quân số 18,300 người, trang bị 208 tàu chiến. Bộ tư lệnh (KdoVM) đóng tại Rostock.
  • Phòng không - Không quân (Luftstreitkräfte/Luftverteidigung), quân số 58,000 người, trang bị 767 máy bay, trực thăng các loại. Bộ tư lệnh đóng tại Strausberg.
  • Bộ đội Biên phòng (Grenztruppen), quân số 47,000 người. Bộ tư lệnh đóng tại Pätz.

Trong thời chiến, ngoài quân chính quy, chính quyền Đông Đức còn có thể huy động quân từ các lực lượng thuộc Bộ Nội vụ, Bộ An ninh Nhà nước, hay từ Đội Chiến đấu của Giai cấp lao động (Kampfgruppen der Arbeiterklasse) - một tổ chức bán quân sự trực thuộc Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED). Việc này khiến cho quân số trong chiến tranh của Đông Đức tăng lên đáng kể.